Cách đây ít lâu, GenK đã khởi động loạt bài về tư vấn cấu hình máy tính để bàn theo từng mức giá cho bạn đọc, với khởi đầu là bài xây dựng máy chơi game tầm trung với giá dưới 10 triệu đồng. Với những bạn có chút kinh nghiệm và am hiểu về những thiết bị này thì phần đi mua có vẻ không có gì phải bàn, nhưng với những người lớn tuổi hoặc các bạn trẻ chưa từng đi mua máy tính lần nào và cũng không có người thân có kinh nghiệm thì họ phải làm sao?

[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A1-2ce2f

Để những người ngoại đạo không có hiểu biết gì về công nghệ cũng có thể sử dụng loạt bài viết tư vấn cấu hình của GenK một cách hiệu quả, chúng tôi quyết định sẽ đưa ra một bài viết tổng hợp những vấn đề thường gặp khi cầm cấu hình dựng sẵn đi đến các cửa hàng máy tính để dựng case.

Lựa chọn đại lý/nhà phân phối

Điều đầu tiên khi có được cấu hình mong muốn trong tay thì việc cần làm là chọn một đại lý mà bạn định mua. Tất nhiên giá đối với từng nơi sẽ khác nhau, như cấu hình mà GenK tư vấn trong bài máy chơi game 10 triệu thì báo giá lấy từ Hanoi computer nên với những cửa hàng khác giá sẽ có sự thay đổi, với mỗi linh kiện, giá các cửa hàng có thể chênh nhau từ vài chục nghìn tới vài trăm nghìn. Nhiều người vẫn nghĩ nếu có thể chọn những cửa hàng có giá rẻ nhất đối với sản phẩm muốn mua thì có thể chọn được cho mình một cấu hình chuẩn mà giá thấp hơn tới vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên vấn đề này thực sự gây rất nhiều phiền phức kể cả đối với những người sành công nghệ, lý do chính vẫn là vấn đề bảo hành. Tuy nhiên khi máy chẳng may gặp phải trục trặc nào đó thì các bạn cũng chả biết nên mang case sang đâu bảo hành cả.


[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A2-1eac2

Vấn đề thứ hai cần chú ý khi lựa chọn các đại lý và nhà phân phối đó là cần tránh những cửa hàng điện máy to đẹp hoành tráng, đến có nhân viên mở cửa tiếp đón niềm nở đi có người chào hoặc những nơi quá nhỏ bé và thiếu chuyên nghiệp. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào phía nhà phân phối nên cửa hàng to đẹp hoành tráng cũng không giúp bạn mua được sản phẩm tốt hơn hay bảo hành nhanh hơn cả. Ngược lại, những cửa hàng nhỏ là nơi chỉ dám nhập hàng nhỏ giọt do vốn không lớn nên hàng thực sự có ở trong kho rất ít nên chuyện cầm tiền đi mua rồi lại tiu nghỉu cầm tiền về là việc quá đỗi bình thường. Đó là chưa kể đội ngũ kỹ thuật của những cửa hàng nhỏ thường khá ít dẫn đến việc chẩn bệnh không sát khiến khách hàng phải chạy đi chạy lại nhiều lần khi bảo hành.

Ngoài ra một số nhà phân phối còn cố tình dán tem bảo hành lên những vị trí yêu cầu có thể tháo ra trong quá trình sử dụng điển hình như vít quạt của card đồ họa, vì đây là vị trí mà sau 1 thời gian sử dụng, bụi bặm bám vào và keo tản nhiệt cũ đã bị khô, người dùng cần tháo ra để bôi keo mới và nếu tháo ra bôi keo mới thì đồng nghĩa với việc bạn mất bảo hành. Điển hình hiện nay là nhà phân phôi Minh Thông của Asus đang bị cộng đồng công nghệ phàn nàn rất nhiều. Tuy nhiên đó chỉ lả rắc rối với những người am hiểu công nghệ muốn đảm bảo máy móc của họ luôn ở trạng thái tốt nhất mà thôi.

Khi đã xác định được nơi để bạn gửi gắm niềm tin, chúng ta sẽ tiến hành bước thứ 2.

Kiểm tra thông tin sản phẩm qua bộ phận trực bán hàng trên web

Ngay cả khi đã cầm sẵn cấu hình cụ thể trong tay, việc mua sắm chưa chắc đã suôn sẻ. Một trong những tình huống đau đầu nhất là linh kiện bạn định mua không còn hàng. Đối với các bạn am hiểu sản phẩm công nghệ thì có thể dễ dàng tìm ra phương án thay thế, còn không bạn sẽ dễ bị những người bán hàng không nghiêm túc dụ dỗ bằng những lời đường mật để thanh lý hàng tồn cho họ.

Vì vậy một kinh nghiệm rất quan trọng khi đi mua máy là kiểm tra linh kiện tại nơi bán còn hàng hay không thông qua số điện thoại và nick Yahoo Messenger kinh doanh online (ngay trên trang web của cửa hàng).

[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A3-1eac2
Khu vực liên hệ của Mai Hoàng.

Khi đã liên hệ được với nhân viên cửa hàng thông qua Yahoo hay điện thoại thì việc của người đi mua như tôi và các bạn chỉ là đưa ra đoạn cấu hình đã nhờ dựng hộ gửi cho người bán với một câu đại loại như "anh/bạn có thể kiểm tra giúp em/mình những món này còn hàng không?". Lúc này người bán sẽ kiểm tra sổ sách và báo lại cho bạn những món mà họ không còn, lúc này bạn có thể liên hệ lại với người đã dựng cấu hình cho mình để nhờ chọn ra một sản phẩm thay thế tương đương.

Tuy nhiên, đời đôi lúc cũng không như là mơ, không phải người cửa hàng nào cũng báo lại những sản phẩm mà họ không có, nhiều nơi vẫn cố tình báo có hàng để người mua phải mất công chạy ra cửa hàng để rồi nhận lại một câu xin lỗi vô trách nhiệm, rồi tư vấn sang một sản phẩm khác, vì cảm giác lười và suy nghĩ đã mất công đến nới thì cứ mua cho đỡ mất công khiến cho các cửa hàng lại được dịp bán bớt được số hàng tồn lỗi thời.

Với những cửa hàng vô trách nhiệm như thế này thì thường nhân viên tư vấn sẽ lại lái cấu hình của các bạn sang một linh kiện đời kém hơn mà cửa hàng của họ đang bị tồn kho. Nên với những nơi như vậy nếu không đưa ra được lý do chính đáng thì có lẽ các bạn nên chọn một cửa hàng khác uy tín hơn.

Với các trường hợp cửa hàng có thái độ thiếu trách nhiệm như trên, các bạn có thể gửi thông tin về cửa hàng và lý do khiến các bạn không hài lòng về địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] để đội ngũ phóng viên của chúng tôi tìm hiểu sự tình giúp các bạn.

Ngoài ra đối với trường hợp cửa hàng không có đúng sản phẩm của hãng mà bạn chọn thì bạn có thể chuyển sang thương hiệu khác (tất nhiên phải có cân nhắc). Ví dụ: cân nhắc mua MSI HD 7770 trong trường hợp Asus HD 7770 hết hàng.

Đặc điểm các hãng sản xuất

ASRock là cái tên thường bị người dùng coi nhẹ vì tỉ lệ lỗi khá cao do họ có đưa ra những sản phẩm ở tầm giá siêu rẻ dành cho người dùng cấp thấp có linh kiện bị cắt giảm và chất lượng thấp hơn còn tầm cao thì không có vấn đề gì, nhưng nếu xét trên khía cạnh bảo hành thì đây lại là một hãng rất mạnh tay. Họ chấp nhận bảo hành ở gần như tất cả các trường hợp như cong chân socket, vênh bảng mạnh, đứt mạch cháy chip v.v... vốn là những lỗi thuộc về phía người dùng chứ không phải lỗi nhà sản xuất.


[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A4-1eac2

MSI cũng có chính sách bảo hành tương tự ASRock nhưng không mạnh tay bằng, họ vẫn có bảo hành những lỗi từ phía người dùng nhưng ở mức có giới hạn. Ví dụ như họ chỉ bảo hành những thiết bị bị đứt dưới 3 đường mạch chẳng hạn. Về chất lượng thì MSI có chất lượng khá nhưng lại không có những phiên bản cắt giảm hướng tới người dùng cấp rất thấp như ASRock.


[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A5-1eac2

Gigabyte thì không có những chính sách thoáng như ASRock và MSI nhưng bù lại sản phẩm của họ lại luôn hướng tới độ bền và sự ổn định cao nên cũng sẽ không có những sản phẩm cắt giảm cả về số lượng cũng như chất lượng linh kiện. Chế độ bảo hành của Gigabyte có lẽ cũng mang theo sự tự tin của hãng, còn nhớ trong quá khứ khách hàng từng được Gigabyte trả 200 nghìn đồng tiền bồi thường nếu như sản phẩm của họ phải bảo hành trước 6 tháng.


[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A6-1eac2

Asus thông thường chất lượng rất tốt có thể nói là không thua kém nhiều so với Gigabyte nhưng thời gian gần đây những sản phẩm tầm thấp có dấu hiệu bị coi nhẹ nên chất lượng đi xuống rõ rệt, tỉ lệ bảo hành những sản phẩm cấp thấp cũng tăng.


[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A7-1eac2

Lấy lại tất cả những phụ kiện thuộc về mình

Sau khi đã kiếm đủ số linh kiện cần thiết, những người đam mê công nghệ luôn muốn tự tay mình lắp những linh kiện này vào thành một bộ máy hoàn chỉnh, điều này thực sự rất thú vị. Nếu như bạn không biết cách lắp thì đừng lo: bộ phận kỹ thuật của cửa hàng sẽ làm giúp bạn. Công đoạn này rất đơn giản nên bạn có thể yên tâm, nhưng hãy nhớ kĩ điều này: luôn quan sát và thu nhặt các linh kiện, phụ kiện thừa chưa dùng đến!


Trong các hộp đựng linh kiện như main hay card đồ họa luôn có các phụ kiện của hãng cho thêm vào như adapter chuyển cổng VGA sang DVI, cáp SATA3 6.0 Gb/s, đĩa driver… Đây đều là các linh kiện quan trọng, có thể bạn chưa cần dùng ngay nhưng sau này không có chúng sẽ rất phiền toái, phải bỏ tiền ra mua lại (một số phụ kiện thậm chí còn không đâu bán). Bản thân tôi thuở còn non kinh nghiệm đã từng bị kỹ thuật viên ráp máy ỉm đi rất nhiều linh kiện, phụ kiện kiểu này.


[GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính A8-1eac2

Đến đây có lẽ còn 1 bước nữa là kiểm tra cấu hình trên máy sau khi lắp ráp có đúng với những gì viết trong list sản phẩm không, nhưng nếu đọc được những cái này có lẽ các bạn cũng không cần nhờ tư vấn làm gì cả. Và cũng không có cửa hàng nào dại dột làm chuyện đó nếu như họ vẫn còn muốn kinh doanh.

Hy vọng với vài kinh nghiệm nhỏ này, những bạn không tường tận về cách mua máy có thể tự tin hơn một chút trước mặt những nhân viên tư vấn ăn nói ngọt ngào của các cửa hàng.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tư vấn lựa chọn sản phẩm của GenK tuần sau.