Chuyển đổi A/D theo phương pháp song song

Sơđồ của phương pháp này nhưở hình 6-5. Tín hiệu tương tựđã lấy mẫu UM được
đồng thời đưa đến các bộ so sánh S1 ÷ Sm.

Điện áp chuẩn Uch được đưa đến đầu vào thứ 2 của bộ so sánh qua thang điện trở R.
Do các điện áp chuẩn đặt vào các bộ so sánh lân cận khác nhau một lượng không đổi và
giảm dần từ S1 đến Sm. Đầu ra các bộ so sánh có điện áp vào lớn hơn điện áp chuẩn lấy trên
thang điện trở, có mức logic "1", các đầu ra còn lại có mức logic "0". Tất cả các đầu ra được
nối đến mạch "Và", một đầu mạch "Và" nối tới mạch tạo xung nhịp. Chỉ khi có xung nhịp
đưa tới đầu vào "Và" thì các xung đầu ra bộ so sánh mới đưa ra mạch nhớ FF (Flip-Flop).
Như vậy cứ sau 1 thời gian bằng 1 chu kỳ xung nhịp lại có 1 tín hiệu được biến đổi và đưa
đến đầu ra. Xung nhịp bảo đảm cho quá trình so sánh kết thúc mới đưa tín hiệu vào bộ nhớ.
Bộ mã hoá có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu vào dưới dạng mã đếm thành mã nhị phân.

hình ảnh

Mạch này có ưu điểm là tốc độ biến đổi nhanh, vì quá trình so sánh thực hiện song song. Nhưng nhược điểm là kết cấu mạch phức tạp với số linh kiện quá lớn. Với bộ chuyển
đổi N bit, để phân biệt được 2mũ N mức lượng tử hoá, phải dùng ( 2mũ N −1) bộ so sánh. Vì vậy
phương pháp này chỉ dùng trong các bộ A/D yêu cầu số bít nhỏ và tốc độ chuyển đổi cao.
Ngày nay người ta đã chế tạo các bộ A/D song song 7 bits với fC = 15MHz